Cách quản lý tiền bạc để giữ lửa hạnh phúc gia đình

Cách quản lý tiền bạc để giữ lửa hạnh phúc gia đình

    Tiền bạc – hay nói rộng hơn ra là câu chuyện quản lý tài chính – dường như luôn là điều khó mở lời dành cho các cặp đôi, đặc biệt là khi cả hai “về chung một nhà”. Để mối quan hệ bền đẹp, ngoài việc chỉ nói lời yêu thương, ta còn cần tập chia sẻ chuyện tài chính cùng “nửa kia”.

    Những bất đồng trong quan điểm quản lý tiền bạc và của cải là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly hôn, kể cả khi điều kiện tài chính của cả hai tương đối ổn định. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc chi tiêu có kiểm soát và thống nhất giữa hai vợ chồng sẽ đảm bảo “sức khỏe tài chính” của gia đình.

     

    Tiền anh - tiền em - tiền chúng ta: Thu thế nào, chi ra sao?

    Trước khi về chung một nhà, các cặp đôi cần suy nghĩ kĩ về: tiền anh – tiền em – tiền chúng ta nên thu thế nào, chi ra sao bởi lẽ chuyện tiền bạc cũng cần “thuận vợ, thuận chồng”. Các cặp đôi có thể cân nhắc thiết lập một quỹ chung cho những chi tiêu dành cho gia đình. Khi lãnh lương hàng tháng, tùy theo khả năng đóng góp tài chính mà hai vợ chồng sẽ đóng góp một ngân sách chung dành cho chi tiêu hàng tháng trong gia đình và tích lũy trong tương lai. Tỷ lệ phân chia tiêu dùng cho quỹ này có thể phân chia như sau:

    55% của quỹ dành cho việc chi tiêu thiết yếu trong các sinh hoạt hằng ngày của gia đình như thanh toán hóa đơn, ăn uống, tiền nhà, tiền điện – nước, chi phí đi lại.

    10% quỹ dành cho các khoản tiết kiệm dài hạn mà hai vợ chồng đặt mục tiêu phấn đấu như mua xe, sinh con, kinh doanh trong tương lai.

    10% dành cho việc phát triển bản thân của cặp đôi như học thêm các khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp, các khóa học chăm sóc con cái…

    10% quỹ dành cho việc hưởng thụ – những chuyến du lịch hâm nóng tình cảm vợ chồng, bữa ăn sang chảnh để kỷ niệm dịp đặc biệt hay một món quà tự thưởng cho cả hai sau một khoảng thời gian chăm chỉ.

    10% dành cho tương lai – tiết kiệm và đầu tư an toàn là chìa khóa cho tự do tài chính, hai vợ chồng có thể cùng nhau gửi tiết kiệm, đầu tư cổ phiếu, góp vốn kinh doanh, mua bảo hiểm… để làm “của để dành” cho mai sau

    5% còn lại dành cho việc dự phòng hoặc cho đi.

    Quản lý chi tiêu theo nguyên tắc "chung" và "riêng"

    Phần tiền còn lại ngoài ngân sách “góp chung”, hai vợ chồng có thể tạm giữ để làm “của riêng” phục vụ cho những nhu cầu và sở thích cá nhân hoặc đôi lúc chuẩn bị một món quà bất ngờ dành cho nửa kia. Việc đóng góp quỹ chung là phương thức quản lý tài chính khoa học và cân bằng dành cho các cặp đôi mới cưới, thay vì một người phải nộp toàn bộ ngân sách cho người còn lại.

     

     

     

    Một phương thức phân chia trách nhiệm tài chính khác đơn giản hơn phương pháp “ngân quỹ chung” được đề cập bên trên chính là mỗi thành viên chịu trách nhiệm cho một khoản chi khác nhau. Ví dụ như người chồng thanh toán tiền nhà và tiền điện, nước thì người vợ sẽ lo chi tiêu cho các khoản ăn uống và các sinh hoạt phí còn lại. Mỗi người tự quản lý chi tiêu cá nhân và phần chi phí chung trong trách nhiệm của mình.

    Phân vai tài chính: Mỗi người một việc, mười phân vẹn mười!

    Việc phân vai tài chính sẽ giúp quá trình thu chi trở nên đỡ khó khăn hơn cho các cặp đôi trẻ. Không nhất thiết vợ lúc nào cũng phải là người quản lý thu chi, vị trí “tay hòm chìa khóa” nên được giao cho ai có năng khiếu trong việc chi tiêu và yêu thích công việc này. Nếu ta cảm thấy khó khăn trong việc hoạch định và phân bổ chi tiêu, ta có thể nhờ quyền trợ giúp từ “nửa kia”.

    Xử lý nợ như thế nào khi đã về chung một nhà

    Sự không chung thủy luôn là điều cấm kị trong hôn nhân. Về lẽ thông thường, mọi tài sản và cả nợ nần trước hôn nhân sẽ thuộc về cá nhân, những món nợ trước khi kết hôn sẽ do người mắc nợ trả. Đối với các khoản nợ trước hôn nhân, quan trọng nhất chính là sự chân thành và thẳng thắn chia sẻ về lý do tại sao lại có khoản nợ, khoản nợ bao nhiêu và đã kéo dài bao lâu, kế hoạch trả nợ ra sao… Việc không trung thực về thói quen chi tiêu cá nhân hay giấu kín về những khoản nợ nần cũng tương tự với việc “không chung thủy vê tài chính”, điều này sẽ phá hủy lòng tin và sự gắn bó giữa hai vợ chồng. Việc chi trả nợ nần sau hôn nhân nên được trao đổi thẳng thắn để tìm ra hướng xử lý phù hợp.

    Theo dõi và đánh giá hành trình chi tiêu theo từng mốc thời gian

    Việc dành thời gian cùng quản lý chi tiêu là một cách để hai vợ chồng cùng nhau nuôi dưỡng mối quan hệ trở nên bền vững và gắn kết hơn. Bởi lẽ, việc quản lý tiền bạc và giải quyết các vấn đề tài chính đem đến cho cặp đôi một cảm giác thành công và chinh phục mục tiêu. Đây là chìa khóa cho một mối quan hệ lâu dài khi vợ chồng luôn trao đổi và chia sẻ cùng nhau các trách nhiệm. 

     

    Sau từng mốc thời gian như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm – hai vợ chồng cũng nên dành thời gian để đánh giá lại “sức khỏe tài chính” của gia đình. Việc này sẽ giúp hai vợ chồng nhận biết về mức độ thu – chi trong sinh hoạt gia đình, các khoản tiết kiệm đã cùng nhau tích lũy.

    Thái độ thẳng thắn, minh bạch và hợp tác trong việc quản lý tài chính sẽ giúp hai vợ chồng đỡ đi căng thẳng khi hoang mang không biết tiền đã đi đâu, cũng như giảm đi những thất vọng (nếu có) khi tài chính thâm hụt hoặc cạn kiệt vì “bội chi”. 
    Trên đây là chia sẻ của PFS dành cho bạn, nếu bạn muốn được tư vấn cụ thể hơn về cách quản lý tài chính, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.  PFS - An toàn tài chính, Vẹn toàn lòng tin.

    Quy trình nhanh chóng dễ dàng

    1Đăng kí

     Lựa chọn một trong các hình thức

    • Văn Phòng MB: 1900 3362
    • Văn Phòng MN: 1900 3382
    • Đăng ký tại bảng Tư Vấn Vay Vốn

     

    2Giấy tờ cần thiết

     Cung cấp tối thiểu các giấy tờ sau

    • CMND/CCCD
    • Sổ Hộ Khẩu
    • Một trong các giấy tờ tuỳ vào từng sản phẩm

    3Ký kết

    • Ký kết hợp đồng
    • Nhận tiền giải ngân